ATVC cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm trọn gói

12/08/2022    365    4.98/5 trong 107 lượt 
ATVC cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm trọn gói
Để được cấp mã số mã vạch sử dụng in trên sản phẩm, Doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm và gửi hồ sơ đăng ký về cho cơ quan quản lý (ở Việt Nam hiện nay quản lý mã số mã vạch do Tổng cục đo lường chất lượng quản lý, quản lý trực tiếp là GS1 Việt Nam) để được cơ quan này cấp cho mã vạch GTIN.
Hỏi: Tôi muốn đăng ký mã vạch sản phẩm, nhưng vẫn chưa hiểu rõ lắm về vấn đề này. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về việc đăng ký mã vạch sản phẩm là gì? Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm là bao nhiêu? Những lưu ý gì khi đăng ký mã vạch sản phẩm?

I. CÁC QUY ĐỊNH VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH:

1. Cơ sở pháp lý:

Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 02/10/2002 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

2. Mã vạch sản phẩm là gì?

Mã vạch (Barcode) là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin, dữ liệu của sản phẩm hàng hóa mã hóa bằng tổ hợp các khoảng trắng và vạch thắng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Mọi thông tin về sản phẩm sẽ được thể hiện theo mã vạch sản phẩm như nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô sản xuất hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, kích thước/ thông số sản phẩm, nơi kiểm tra…
Mã vạch sản phẩm bao gồm 2 phần chính:
- Mã số hàng hóa: Dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của Tổ chức GS1. Người dùng có thể dễ dàng nhận diện mã số này.
- Mã vạch: Tổ hợp những khoảng trắng, vạch trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, chỉ có thể đọc được bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch,…  
cấu tạo mã số mã vạch

3. Các loại mã vạch thông dụng hiện nay:

Mã doanh nghiêp là mã Tổng cục TCĐLCL cấp cho doanh nghiệp để từ đó DN phân bổ cho các sản phẩm của nh
- Loại MV 8 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000 dưới 10.000 loại sản phẩm (1 - 10.000 chủng loại)
- Loại MV 9 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 dưới 1000 loại sản phẩm (1 - 1.000 chủng loại)
- Loại MV 10 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại sản phẩm (1 - 100 chủng loại)

4. Đăng ký mã vạch sản phẩm là gì?

- Đăng ký mã vạch sản phẩm là một quá trình do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc qua bên đại diện mà khách hàng ủy quyền thực hiện tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Văn phòng mã số mã vạch GS1. Khi đăng ký, Tổ chức/doanh nghiệp được cấp một dãy mã số bắt đầu là 893… 
- Dựa trên mã số này, tổ chức/doanh nghiệp tạo mã vạch cho từng sản phẩm và in lên sản phẩm. Mã số mã vạch thể hiện được thông tin của doanh nghiệp khi quét mã, hỗ trợ quản lý sản xuất, bán lẻ, lưu kho, xuất nhập khẩu…

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH:

1. Thành phần hồ sơ đăng ký mã vạch:

Theo quy định khoản 1 Điều 1 Thông tư 16/2011/TT-BK HCN, hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch gồm 01 bộ, cụ thể như sau:
- Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN (02 bản);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (01 bản);
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN (02 bản).

2. Quy trình cấp mã số mã vạch:

- Đăng ký sử dụng mã số mã vạch;
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch;
- Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
- Hướng dẫn sử dụng mã số mã.

3. Hồ sơ ký mã vạch sản phẩm trực tuyến:

* Bước 1: Truy cập vào website của Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam theo đường link: www.Vnpc.gs1.org.vn
* Bước 2: Hệ thống hiện ra trang web của Bộ khoa học và công nghệ – Tổng Cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng.
- Bên phía góc phải của màn hình máy tính/điện thoại sẽ có phần đăng nhập. Theo đó, quý vị cần nhập tên người dùng là doanh nghiệp/Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng/doanh nghiệp khai thác; Tên đăng nhập hay tên tài khoản; Mã địa điểm toàn cầu và mật khẩu để đăng nhập.
- Tiếp đó, nhấp chuột vào tích ô “ tôi không phải là người máy và nhấn chuột vào ô “ đăng nhập”
- Nếu khách hàng chưa có tài khoản thì cần thực hiện việc đăng ký tài khoản.
* Bước 3: Thực hiện đăng ký mục hồ sơ thực hiện
- Tạo hồ sơ doanh nghiệp, quý vị cần nhập các thông tin bao gồm: thông tin doanh nghiệp, thông tin người đại diện, thông tin liên hệ, thông tin của người nộp hồ sơ
- Sau đó cần tạo hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
- Thanh toán phí: qúy vị lựa chọn tiếp về hình thức thanh toán là online hoặc offline
* Bước 4: Thực hiện cấp mã vạch
Hệ thống trang web sẽ hiển thị thông tin mã được cấp, thông tin yêu càu chủ thể nộp bản cứng
* Bước 5: Nộp hồ sơ bằng bản cứng tới cơ quan
Lưu ý: khi thực hiện nộp hồ sơ cần có các tài liệu được đính kèm, đồng thời khi nộp hồ sơ đính kèm theo thì vẫn cần nộp bản cứng thông qua đường bưu điện hoặc chủ thể nộp trực tiếp, bao gồm:
- 2 bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch hoàn chỉnh về nội dung điền kèm đóng dấu và chữ ký từ thủ trưởng
- 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập. Trong đó kèm bản gốc để cơ quan có thẩm quyền đối chiếu.
- 2 bản của bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo quy định.
chứng nhận mã vạch sản phẩm

III. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH:

Câu 1: Muốn có mã vạch sản phẩm phải làm thế nào?

Muốn có mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký barcode sản phẩm trực tiếp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam). Bởi vì tại Việt Nam thì Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chính là đơn vị quản lý, cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp đăng ký mã vạch đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Câu 2: Tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm?

Việc đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền không chỉ đơn thuần để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch (MSMV). Bên cạnh đó, khi sản phẩm, hàng hóa có mã số mã vạch sẽ giúp việc quản lý dễ dàng tiện lợi hơn. Đồng thời, dựa vào mã số mã vạch giúp cho sản phẩm có thể được phép xuất nhập khẩu, hay phân phối vào hệ thống cửa hàng, đại lý, siêu thị….

Câu 3: Thời hạn đăng ký mã vạch là bao lâu?

Theo quy định, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV là 03 năm kể từ ngày cấp, sau khi kết thúc 03 năm này doanh nghiệp phải thực thủ tục gia hạn mã vạch. Gia hạn mã vạch hay còn gọi là nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm
Vậy nên, nếu không có kinh nghiệm trong vấn đề này, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian để hoàn thiện hồ sơ, cũng như tốn kém nhiều thời gian và chi phí thực hiện. Do đó, giải pháp tốt nhất là nên sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm để hỗ trợ xử lý nhanh chóng hơn.

Mọi chi tiết liên hệ: Tel/Zalo 0906.362.707 | 0908.326.779

ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT

Bình luận

Liên kết

Tem chống hàng giả của Bộ Công An do Trung tâm KTTLNV sản xuất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Dịch vụ đăng ký mã vạch (MSVV) cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục SHTT
Xin giấy phép CFS cho thực phẩm xuất khẩu
Xin giấy phép y tế cho sản phẩm xuất khẩu HC
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế