Việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là Bắt Buộc trước khi kinh doanh, sản xuất, cung cấp thực phẩm, nhà hàng, quán ăn,..Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ định kỳ hay ngẫu nhiên tới kiểm tra tình trạng giấy phép và các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
I. ATV cam kết hoàn tất giấy phép VSATTP không phát sinh chi phí
- Thời gian nhanh chóng từ 15 ngày làm việc tùy theo mô hình (có cam kết bằng văn bản).
- Chi phí trọn gói dao động từ 10-15 triệu, tùy thuộc vào quy mô cơ sở, mô hình kinh doanh, loại sản phẩm, địa phương và cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Cam kết ra giấy với các trường hợp khó không phát sinh chi phí. Bảo đảm kết
quả thẩm địh ngay khi khảo sát trực tiếp tại cơ sở
- Dịch vụ tận nơi các tỉnh
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Bến Tre… giấy
chứng nhận VSATTP.
- Đồng hành cùng
doanh nghiệp dài lâu về mặt pháp lý sau khi hoàn thành giấy phép.
II. Những ngành kinh doanh cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo pháp luật Việt Nam, các ngành kinh doanh, sản xuất,
cung cấp thực phẩm bắt buộc có Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định
của Luật An toàn thực phẩm 2010:
1. Nhóm Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Nguyên Liệu, Phụ Gia Thực Phẩm
- Sản xuất, kinh doanh
phụ gia thực phẩm (bột nở, chất tạo màu, chất bảo quản, hương liệu thực phẩm…).
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm (bột
mì, đường, sữa, bơ, dầu ăn, tinh bột, cacao…).
2. Nhóm Cơ Sở Kinh Doanh Thực Phẩm
- Căng tin trường học,
bếp ăn tập thể (công ty, bệnh viện, trường học, nhà máy, doanh trại quân đội…).
- Cửa hàng bán thực phẩm (siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thực phẩm sạch, đại lý phân phối thực phẩm).
3. Nhóm Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống
- Quán ăn đường phố, xe đẩy bán đồ ăn vặt.
- Cửa hàng thức ăn nhanh (KFC, Lotteria, McDonald’s…).
- Cửa hàng bán bánh ngọt,
bánh mì, đồ ăn chế biến sẵn.
4. Nhóm Cơ Sở Cung Cấp, Phân Phối Thực Phẩm
- Kho lạnh bảo quản thực phẩm.
- Công ty nhập khẩu, phân phối thực phẩm (thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô,
thực phẩm chức năng…).
- Các cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến.
5. Nhóm Cơ Sở Sản Xuất, Chế Biến Thực Phẩm
- Sản xuất, chế biến các loại thực phẩm (bánh
kẹo,
nước giải khát, đồ hộp, sữa,
thịt, hải sản, gia vị, thực phẩm chức năng…).
- Giết mổ gia súc, gia cầm.
- Sản xuất nước đóng chai,
nước khoáng, nước đá dùng liền.
- Sản xuất dầu ăn, bột ngọt, mì gói, thực phẩm chế biến sẵn.
- Sản xuất thực phẩm chay, thực phẩm hữu cơ.
6. Nhóm Cơ Sở Kinh Doanh, Sản Xuất Nông Sản, Thủy Sản
- Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cung cấp thực phẩm.
- Nuôi trồng, đánh bắt và cung cấp thủy hải sản.
- Cửa hàng bán
rau củ, trái cây sạch.
- Hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất nông sản hữu cơ.
7. Nhóm Cơ Sở Cung Cấp Suất Ăn Công Nghiệp
- Công ty cung cấp suất ăn cho trường học, bệnh viện, công ty, nhà máy, khu công nghiệp.
- Đơn vị làm
dịch vụ nấu ăn, tiệc cưới, hội nghị.
8. Nhóm Cơ Sở Sản Xuất Dụng Cụ, Bao Bì Tiếp Xúc Trực Tiếp Với Thực Phẩm
- Sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm (hộp nhựa, màng bọc thực phẩm, ly giấy, tô giấy…).
- Sản xuất
dụng cụ chế biến thực phẩm (dao, thớt, muỗng, nĩa, chảo, nồi…).
* Lưu ý: Các giấy chứng nhận tương đương giấy VSATTP có thể thay thế:
Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực
III. Lợi ích thực tiễn khi Doanh nghiệp có giấy chứng nhận ATTP:
1. Nâng tầm thương hiệu và uy tín cho quán ăn, nhà hàng, sản phẩm doanh nghiệp
Việc được cấp giấy VSATTP phần nào thể hiện được sự đầu tư bài bản, lựa chọn nguyên liệu rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, cẩn thận và sạch sẽ trong khâu chế biến
2. Tạo sự an tâm và tin tưởng cho khách hàng
Vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay là vấn đề nhức nhối trong xã hội, người đi ăn hiện nay ngày càng sành sỏi và cẩn thận hơn trong vấn đề ăn uống.
3. Là điều kiện bắt buộc nếu muốn kinh doanh trên các ứng dụng giao đồ ăn như Grabfood, Shoppeefood,…
Hoặc một trong các loại giấy chứng nhận mà dịch vụ giấy tờ Á Châu hỗ trợ xin gồm: Chứng nhận Hệ thống Phân Tích Mối Nguy và Điểm Kiểm Soát Tới Hạn (HACCP), Hệ thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm ISO 22000, Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Quốc Tế (IFS),… giúp sản phẩm của doanh nghiệp đạt chuẩn để vào siêu thị hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
IV. Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép VSATTP
Để có được giấy phép VSATTP, doanh nghiệp cần tập hợp đầy đủ giấy tờ pháp lý và tài liệu kỹ thuật. Dưới đây là những thứ cần thiết:
1. Giấy tờ pháp lý cơ bản
- Đơn đề nghị cấp giấy VSATTP: Mẫu đơn này do cơ quan quản lý cung cấp. Doanh nghiệp chỉ cần điền thông tin như tên cơ sở, địa chỉ, và ngành nghề kinh doanh.
- Giấy
đăng ký kinh doanh: Bản sao công chứng, ghi rõ lĩnh vực liên quan đến thực phẩm (ví dụ: chế biến, kinh doanh ăn uống).
- Giấy khám sức khỏe: Theo TT32/BYT dành cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp xử lý thực phẩm, do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Xác nhận tập huấn: Nhân viên tham gia sản xuất, chế biến cần được đào tạo về an toàn thực phẩm sẽ do đơn vị tự tổ chức.
2. Tài liệu kỹ thuật và quy trình
- Sơ đồ mặt bằng: Bản vẽ chi tiết khu vực chế biến, bảo quản, và vệ sinh. Doanh nghiệp cần đảm bảo bố trí hợp lý để tránh nhiễm chéo thực phẩm.
- Thuyết minh quy trình: Mô tả từng bước từ nhập nguyên liệu, xử lý, đến bảo quản. Ví dụ, nếu làm quán ăn, ghi rõ cách rửa rau; nếu sản xuất, nêu rõ công đoạn đóng gói.
- Chứng nhận nguồn nước: Giấy
kiểm nghiệm hoặc hợp đồng cung cấp nước sạch đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), vì nước ảnh hưởng lớn đến vệ sinh.
- Hồ sơ nguyên liệu, bao bì: Hợp đồng mua bán kèm hoá đơn mua hàng,
hồ sơ tự công bố/ ATTP của nhà cung cấp nguyên liệu
- Hồ sơ kiểm nghiệm: Nước dùng chế biến sản xuất, nước đá…
- Ghi chép kiểm soát chất lượng: Với các cơ sở lớn, nhật ký sản xuất (như thời gian bảo quản, nhiệt độ chế biến) là cách để chứng minh sự tỉ mỉ trong quy trình.
IV. Quy trình chuẩn bị hồ sơ: Bảo đàm tránh sai sót
Để hoàn tất hồ sơ một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể làm theo các bước rõ ràng dưới đây:
* Bước 1: Xác minh yêu cầu pháp lý
Kiểm tra xem ngành nghề của bạn có thuộc diện phải xin giấy chứng nhận VSATTP không, dựa trên
Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
* Bước 2: Thu thập giấy tờ cơ bản
Tập hợp giấy đăng ký kinh doanh, tổ chức khám sức khỏe và tập huấn cho nhân viên. Làm đồng thời để tiết kiệm thời gian.
* Bước 3: Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật
Vẽ sơ đồ mặt bằng và viết thuyết minh quy trình. Hãy đảm bảo thông tin phản ánh đúng thực tế tại cơ sở để tránh mâu thuẫn khi kiểm tra.
* Bước 4: Rà soát kỹ lưỡng
Kiểm tra lại từng giấy tờ, từ chữ ký đến ngày tháng. Một danh sách kiểm tra đơn giản sẽ giúp bạn không bỏ sót gì.
* Bước 5: Nộp hồ sơ và chờ thẩm định
Báo trước lịch thẩm định cho doanh nghiệp. Chủ động phối hợp doanh nghiệp tiếp đón đoàn đánh giá.
V. Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP của ATV:
1. Trọn gói - Không phát sinh chi phí:
ATV chịu trách nhiệm 100% (pháp lý, quy trình, chi phí,... từ lúc bắt đầu tới khi nhận được giấy chứng nhận). Không chỉ ở vai trò là người đọc luật, và áp dụng luật, mà chúng tôi còn đặt mình vào vị trí khách hàng để đưa ra những giải pháp vừa giải quyết các trường hợp khó vừa tối ưu chi phí.
2. Nhiều kinh nghiệm thực tiễn:
Với hơn 12 năm hoạt động lĩnh vực xin giấy tờ trên Toàn Quốc, ATV chuyên hỗ trợ xin giấy phép thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn, xưởng chế biến, sản xuất, đóng gói. Am hiểu quy trình pháp lý và kiểm định, chúng tôi cam kết tư vấn chính xác, xử lý nhanh, giúp doanh nghiệp sớm đạt chứng nhận thực phẩm
3. Dịch vụ sau chứng nhận và chính sách khách hàng:
Không chỉ là một đối tác mà còn hơn cả thế, chúng tôi mong muốn trở thành người đồng hành pháp lý tuyệt vời để có thể sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào khi doanh nghiệp cần. Sau khi bàn giao giấy phép, ATV sẽ tiếp tục hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra ngẫu nhiên