Công bố sản phẩm theo Nghị định 15 về an toàn thực phẩm còn hiệu lực không?

08/08/2022    383    5/5 trong 227 lượt 
Công bố sản phẩm theo Nghị định 15 về an toàn thực phẩm còn hiệu lực không?
Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Đây cũng là văn bản luật liên quan trực tiếp việc làm thủ tục công bố chất lượng thực phẩm. Nghị định 15 về an toàn thực phẩm hay còn gọi là Nghị định 15/2018/NĐ-CP hiện có hiệu lực từ 2018 cho đến nay

I. Thủ tục tự công bố sản phẩmđăng ký bản công bố sản phẩm:

- Nghị định quy định sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải được công bố trước khi lưu thông trên thị trường với 2 hình thức là tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Các sản phẩm bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm, bao gồm: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
- Như vậy còn lại khoảng 95% sản phẩm thực phẩm không phải tiến hành các thủ tục hành chính mà được phép tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó, bao gồm: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc với thực phẩm. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện sai phạm, trong đó sẽ mở rộng phạm vi, nâng cao mức xử phạt theo quy định pháp luật.
các hình thức công bố chất lượng sản phẩm

II. Mở rộng các đối tượng được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:

Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Nghị định 15 bao gồm: 
- Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sản xuất kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; sơ chế nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; nhà hàng trong khách sạn; bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; kinh doanh thức ăn đường phố; 
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực. 
- Như vậy, có 10 nhóm đối tượng được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP so với 04 nhóm đối tượng như trước đây theo Nghị định 38. Tuy nhiên, các cơ sở này vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
mẫu chứng nhận giấy phép ATTP

III. Giảm đối tượng các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo:

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi (không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo) phải được đăng ký và thẩm định nội dung quảng cáo sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi quảng cáo. 
- Như vậy, có đến 95% các sản phẩm thực phẩm không cần đăng ký nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo như quy định trước đây.

IV. Rõ ràng và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm:

- Nghị định đã phân công rõ trách nhiệm quản lý của 3 Bộ gồm Y tế, Công thương, Nông nghiệp và PTNT theo hướng các Bộ quản lý theo nhóm ngành hàng từ đầu đến cuối. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì sản phẩm có sản lượng lớn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó quản lý. 
- Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản) do ngành Công thương quản lý. 
- Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
- Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn cũng được quy định rõ hơn trong Nghị định lần này.
- Ngoài ra còn có một số nội dung khác như: quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản xuất kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm; ghi nhãn thực phẩm…

V. Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Cơ sở kinh doanh thực phẩm được tự công bố sản phẩm gì?

Trả lời:
Cơ sở SX-KD thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang TTĐT của nh hoặc niêm yết tại trụ sở thay vì phải Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP như hiện nay.
Cụ thể, sản phẩm được tự công bố gồm: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm; vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ:
- Nhóm sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố: sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ (không tiêu thụ trong nước);
- Nhóm sản phẩm phải làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm:
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
+ Phụ gia hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế.

Câu 2: Trường hợp nào không cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP?

Trả lời:
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ 10 loại trường hợp sau không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
-  Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
-  Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
-  Sơ chế nhỏ lẻ;
-  Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
-  Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
-  Nhà hàng trong khách sạn;
-  Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
-  Kinh doanh thức ăn đường phố;
-  Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.
Các cơ sở trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Mọi chi tiết liên hệ: Tel/Zalo 0906.362.707 | 0908.326.779

ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT

Bình luận

Liên kết

Tem chống hàng giả của Bộ Công An do Trung tâm KTTLNV sản xuất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Dịch vụ đăng ký mã vạch (MSVV) cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục SHTT
Xin giấy phép CFS cho thực phẩm xuất khẩu
Xin giấy phép y tế cho sản phẩm xuất khẩu HC
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế