Các hàng đồ chơi cho trẻ em sản xuất trong nước hay nhập khẩu để lưu hành trên thị trường thì cần làm công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật được ban hành kèm theo QCVN 3:2009. ATVC xin cung cấp dịch vụ trọn gói trong thời gian nhanh nhất
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BK
HCN quy định “
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em ”. Theo đó, kể từ ngày 15/4/2010, Đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009/BKHCN
ATVC xin giới thiệu bài viết
“Dịch vụ chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em trong nước và nhập khẩu” để quý khách hàng hiểu rỏ hơn
thủ tục pháp lý.
I. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LƯU HÀNH ĐỒ CHƠI TRẺ EM:
Theo Quy định công bố hợp quy thì Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em bắt buộc các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ
Đồ chơi trẻ em cần được đảm bảo phù hợp các Yêu cầu về an toàn đã được quy định rõ trong QCVN 3:2009/BKHCN
Phương thức đánh giá hợp quy có thể áp dụng 1 trong 3 phương thức sau:
1. Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
2. Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
3. Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Sau đó đồ chơi trẻ em cần được tiến hành chứng nhận hợp quy bởi tổ chức được chỉ định theo Thông tư số 09/2009/TTBKHCN. Nhà sản xuất hay nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần chuẩn bị 1 bộ
hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ để tiến hành chứng nhận và công bố
Đồ chơi trẻ em trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, dấu hợp quy đồ chơi trẻ em sẽ được cấp theo mẫu sau khi đơn vị đã hoàn thành thủ tục hợp quy theo quy định
II. ĐỒ CHƠI TRẺ EM NÀO CẦN CÔNG BỐ:
- Đồ chơi được sản xuất trong nước.
- Đồ chơi trẻ em được nhập khẩu từ nước ngoài theo từng lô hàng
III. THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM:
- Bước 1: Tiến hành đi thử nghiệm cho khách hàng tại cơ quan có thẩm quyền, đánh giá sự phù hợp
của sản phẩm đối với quy chuẩn quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.
- Bước 2: Luật sư xây dựng bản công bố hợp quy sản phầm đồ chơi và soản thảo hồ sơ để
đăng ký công bố.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. xúc tiến nhanh quá trình
thẩm định.
- Bước 4: Theo dõi hồ sơ và thông báo đến khách hàng về tình trạng hồ sơ.
- Bước 5: Nhận kết
quả và bàn giao lại cho khách hàng,
tư vấn miễn phí sau khi bàn giao hợp đồng.
1. Các sản phẩm KHÔNG được coi là đồ chơi :
Các sản phẩm không được coi là đồ chơi trẻ em được quy định tại Danh mục các sản phẩm không được coi là đồ chơi trẻ em ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em, theo đó, trong Quy chuẩn này, các sản phẩm sau không được coi là đồ chơi:
- Súng cao su (ná bắn đá cũng được coi là súng cao su);
- Các bộ mô hình lắp ráp, mô hình máy bay hay tàu thủy không được thiết kế dùng để chơi;
- Mũi tên có đầu nhọn kim loại;
- Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi hay khí nén;
- Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
- Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm;
- Diều (ngoại trừ độ cách điện của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2008 (ISO 8124-1:2000);
- Các
dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, dùng để cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và
dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;
2. Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng.
Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không :
- Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ nổ. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này.
- Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;
- Các loại sản phẩm có bộ phận đốt nóng với mục đích sử dụng dưới sự giám sát của người lớn dùng trong giảng dạy;
- Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
- Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị giúp nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
- Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại);
- Cung có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;
- Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ em dưới 16 tuổi;
- Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500
miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;
- Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
- Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);
- Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;
- Các loại xe có động cơ hơi nước;
- Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành với điện áp danh định lớn hơn 24V;
- Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.
IV. DỊCH VỤ ATVC CUNG CẤP:
- Tư vấn trọn gói tuỳ theo phương thức chứng nhận hợp quy sao cho phù hợp và chi phí tốt nhất
- Hỗ trợ đăng ký nhà nước và các thủ tục hải quan khi khách hàng co nhu cầu
Với những thông tin mà ATVC
cung cấp có thể giúp bạn Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em một cách đúng theo quy định không làm ảnh hưởng việc kinh doanh của
mình. Mọi thông tin chi tiết liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất.