Cung cấp chế biến món ăn sẵn phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không? Cần giấy tờ gì và nộp hồ sơ ATTP ở đâu? Chi phí và thời gian như thế nào?
Hỏi: Tôi đang dự định kinh doanh chế biến món ăn sẵn. Vì mong muốn thu hút nhiều khách và yên tâm kinh doanh nên tôi muốn làm các giấy tờ cho hợp lệ. Vậy tôi sẽ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Ngoài giấy phép ATTP tôi cần xin thêm công bố sản phẩm món ăn sẵn hay không. Vì vậy, hy vọng
ATVC tư vấn cho tôi làm cách nào để xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại
HCM một cách nhanh nhất.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho
ATVC. Với thắc mắc
của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề
“Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chế biến món ăn sẵn” như sau:
I. GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự đảm bảo cho
doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, đồng thời giúp nhà nước
quản lý dễ dàng, các biện pháp can thiệp được xử lý kịp thời, tạo sự an tâm cho khách hàng.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống nên việc
xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một bước quan trọng để doanh nghiệp được phép kinh doanh
II. ĐỐI TƯỢNG CẦN LÀM AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín,
nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và
bếp ăn tập thể.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu,
dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở
sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.
- Nếu cơ sở nêu trên đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực sẽ không phải thực hiện
thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
=> Do vậy, chế biến món ăn sẵn thuộc nhóm phải làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
III. GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM DO AI CẤP:
1. Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
2. Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị sau:
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho
khách sạn.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể.
3. Sở Nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sau:
- Giấy tờ đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh
rau, củ, quả.
- Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản xuất cà phê bột và cà phê hòa tan.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh
thực phẩm tươi sống.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh chè.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất đậu nành, đậu phộng, mè…
4. Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sau:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất
bánh kẹo.
- An toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
=> Do vậy, Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm chế biến món ăn sẵn sẽ do Sở Nông nghiệp cấp phép
IV. HỒ SƠ & QUY TRÌNH GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
dụng cụ của cơ sở;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
2. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Bước 1: Nộp
hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hướng dẫn nêu trên
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất. , kinh doanh thực phẩm.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đáp ứng đủ điều kiện.
3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Việt Nam
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật an toàn thực phẩm 2010.
* Lưu ý: Giấy chứng nhận được cấp trước khi Nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận.
V. CƠ SỞ PHÁP LÝ & XỬ LÝ VI PHẠM GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
- Thông tư 43/2018/TT-BCT
2. Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý như thế nào?
* Xử phạt hành chính
Khi phát hiện một đơn vị hay cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm trên thị trường nhưng lại không hề có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ sở này chắc chắn sẽ bị phạt tiền. Mức phạt tiền sẽ tùy thuộc vào hình thức sản xuất hay kinh doanh thực phẩm như thế nào. Đối với nhà hàng,
quán ăn sẽ có mức xử phạt khác với các đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng mà không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
* Buộc ngừng sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Các đơn vị, cơ sở không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh là đã vi phạm
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu mức độ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp này ở mức nghiêm trọng thì các cơ quan chức năng có quyền xử phạt là buộc ngừng sản xuất, cấm kinh doanh thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ra thị trường.
* Biện pháp khắc phục hậu quả
Người vi phạm có thể bị:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
* Giải quyết vấn đề
Như vậy, khi kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung,
kinh doanh nhà hàng nói riêng, hoặc các sản phẩm thực phẩm khác bạn phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.