Hồ sơ công bố trà túi lọc, trà xanh gồm những giấy tờ gì? Chi phí và thời gian bao lâu?

28/07/2022    1.638    4.99/5 trong 302 lượt 
Hồ sơ công bố trà túi lọc, trà xanh gồm những giấy tờ gì? Chi phí và thời gian bao lâu?
Thủ tục công bố trà túi lọc, công bố trà khô, công bố trà xanh là thủ tục bắt buộc của mỗi tổ chức, cá nhân khi đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Hỏi: Các loại trà là thức uống phổ biến hiện nay như trà túi lọc, trà xanh, trà khô, trà thái nguyên, trà gừng khi bán ra đều phải được kiểm nghiệm và làm thủ tục công bố chất lượng. Vậy hộ kinh doanh có công bố sản phẩm trà túi lọc, trà xanh được không? Và các bước tiến hành như thế nào?
ATVCONSULT chuyên cung cấp dịch vụ làm công bố sản phẩm trà túi lọc, trà xanh, trà khô, trà thái nguyên, trà gừng trên toàn quốc với tiêu chí “Uy tín - Nhanh gọn - Giá cả hợp lý”
Bài viết dươi đây sẽ thông tin rõ hơn về các quy định ATTP cũng như yêu cầu cụ thể khi khách hàng có ý định sản xuất & kinh doanh sản phẩm trà túi lọc, trà xanh, trà khô, trà thái nguyên, trà gừng trong nước và nhập khẩu tại Tp. HCM và các tỉnh lân cận.
tel tư vấn công bố sản phẩm

I. TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

- Chất lượng của sản phẩm hay thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó tất cả các sản phẩm hay thực phẩm sản xuất nội địa hay nhập khẩu đều phải tiến hành tự công bố sản phẩm theo luật định.
- Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng việc thi hành một số điều của Luật ATTP: Quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy)cho các sản phẩm của nh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường.
- Tự công bố sản phẩm áp dụng cho: Thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật QCVN hoặc TCVN.
- Nếu đơn vị kinh doanh thực phẩm mà không thực hiện tự công bố sản phẩm (hoặc hợp quy) thì không những có thể bị phạt vi phạm hành chính số tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và thậm chí bị tiêu hủy toàn bộ sản phẩm.

II. LƯU Ý KHI XÂY DỰNG HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM:

Doanh nghiệp TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM thực hiện trình tự theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm
Bước 2: Tải Mẫu hồ sơ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM mẫu số 01
Bước 3: Đặt số thứ hồ sơ tự hồ sơ sản phẩm
Bước 4: Ghi tên, địa chỉ, sđt, email công ty, cơ sở vào phần: Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, Địa chỉ, Điện thoại, E-mail
Bước 5: Kê khai thông tin doanh nghiệp
- Kê khai Mã số doanh nghiệp
- Kê khai Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Ngày cấp; Nơi cấp:
Như vậy chúng ta đã hoàn tất phần: Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, phần này rất đơn giản, chúng ta ai cũng thực hiện được!

1. Kê khai phần: Thông tin sản phẩm

- Kê khai tên sản phẩm (lưu ý: tên sản phẩm phải thống nhất toàn hồ sơ)
- Kê khai thành phần (lưu ý: kê khai từng loại nguyên liệu đúng với thực tế sản xuất, nếu nguyên liệu là đa chất, phụ gia thực phẩm, phẩm màu thực phẩm, … phải có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng)
- Kê khai Thời hạn sử dụng sản phẩm (lưu ý: thời gian không bắt buộc nhưng phải kê khai kể từ ngày sản xuất đến khi hết hạn sử dụng)
- Kê khai Hướng dẫn sử dụng: phần này đúng hay sai rất khó phân biệt, nhưng chúng ta phân làm 2 phần:
+ Đối với thực phẩm thông thường: những từ thường gặp như: chiên, nướng, xào, nấu, ăn liền, nấu chín trước khi ăn, …..
+ Đối với thực phẩm có công dụng: (lưu ý: phải chuẩn bị tài liệu được công nhận hoặc nghiệm thu để chứng minh)
- Kê khai phần bảo quan: phải đúng với điều kiện bảo quản thực tế để giữ sản phẩm tốt hơn.
- Kê khai phần Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: sử dụng bao gói gì, chất lượng gì, thì khai báo đúng thực tế.
- Kê khai khối lượng tịnh hoặc thể tích thực hoặc thể tích thực ở 20 °C tùy vào mỗi sản phẩm dạng rắn, lỏng, sệt.

2. Kê khai phần: Nhãn và Yêu cầu về an toàn thực phẩm:

- Phần này khá quan trọng nên chúng ta kê khai phải chính xác.
- Nhãn: Kê khai theo các phần vừa hướng dẫn ở trên

3. Yêu cầu về an toàn thực phẩm:

Bước 1: Thiết lập các Quy chuẩn kỹ thuật đúng bản chất của từng loại sản phẩm, như: Quyết định 46, QCVN 8-2, QCVN 8-1, QCVN 6-2, QCVN 9-1, …
Bước 2: Đối chiếu Kết Quả kiệm nghiệm với giới hạn trong Quy chuẩn, kiểm tra xem KQKN của sản phẩm đã kiểm có nằm trong giới hạn cho phép không?
Lưu ý: Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực 04/09/2018 có mức phạt rất nặng đối vơi hồ sơ tư công bố sản phẩm, nên chúng ta cân nhắc trước khi tự công bố sản phẩm nhé!
Tham khảo: Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

4. Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm:

- Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm (Bản tự công bố sản phẩm + Kết quả kiểm nghiệm) trực tiếp đến Ban quản lý an toàn thực phẩm để nộp hoặc qua đường bưu điện.
- Còn 1 bản Doanh nghiệp, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp.
- Như vậy chúng ta đã thực hiện hoàn tất việc tự công bố sản phẩm thực phẩm và chúng ta được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính an toàn của sản phẩm đó.
Song song với việc tự công bố sản phẩm của chúng ta thì Ban quản lý an toàn thực phẩm tiếp nhận bản tự công bố của doanh nghiệp, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên của doanh nghiệp, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của Ban quản lý an toàn thực phẩm
MẪU HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ TRÀ TÚI LỌC, TRÀ KHÔ TRONG NƯỚC VÀ NHẬP KHẨU
Đăng ký tự công bố trà túi lọc, công bố trà khô, công bố trà xanh

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố

- Chuẩn thông tin về sản phẩm công bố, trong đó cần chú ý các thông tin tên sản phẩm; nhãn sản phẩm; hạn sử dụng; thông tin cảnh báo; quy cách đóng gói…
- Lập chỉ tiêu công bố cho sản phẩm;
- Làm nhãn sản phẩm; dịch nhãn, làm nhãn phụ (đối với hàng nhập khẩu).

Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm

- Quý khách hàng thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng để nộp hồ sơ. Các tiêu chí kiểm nghiệm sản phẩm theo từng loại sản phẩm cụ thể.
- Trường hợp quý khách hàng chưa kiểm nghiệm sản phẩm, ATVCONSULT hỗ trợ xây dựng chỉ tiêu tự công bố và thay doanh nghiệp kiểm nghiệm sản phẩm miễn phí.

Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố

ATVCONSULT hỗ trợ doanh nghiệp trọn gói thủ tục tự công bố sản phẩm trong phạm vi cả nước.

IV. ATVCONSULT GIÚP DOANH NGHIỆP HOÀN THIỆN ĐỂ LƯU HÀNH SẢN PHẨM:

Sau khi hoàn tất thủ tục Đăng ký công bố sàn phẩm doanh nghiệp cần hoàn thiện các hồ sơ pháp lý nhằm xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm vào cửa hàng, hệ thống bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện ích...ATVCONSULT thực hiện tư vấn
- Đăng ký mã số mã vạch các loại 8 số, 9 số, 10 số
- Đăng ký truy xuất nguồn gốc xuất sứ sản phẩm theo mã QrCode
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại cục SHTT
- Cung cấp tem chống hàng giả, hàng nhái do Bộ Công An sản xuất

V. CƠ SỞ PHÁP LÝ ÁP DỤNG CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Công văn số 4946/BTC-CST ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc thu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.

VI. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN CÔNG BỐ SẢN PHẨM: 

1. Công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?

Trả lời: 
- Đối với bản tự công bố sản phẩm: Có thời hạn vĩnh viễn, doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn chung của sản phẩm nên miễn sao doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật thì sẽ không cần phải lo lắng về thời hạn của giấy.
- Đối với giấy công bố chất lượng sản phẩm: Tất cả sản phẩm khi đã được công bố đều có thời hạn nhất định, khi hết thời hạn, nếu vẫn muốn sản phẩm tiếp tục được lưu hành trên thị trường thì cần thực hiện thủ tục công bố lại từ đầu. Cụ thế như sau:
+ 5 năm đối với sản phẩm của các cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Ví dụ: HACCP, ISO22000 hoặc chứng chỉ tương đương.
+ 3 năm đối với cơ sở không có các chứng chỉ trên.

2. Nộp hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm ở đâu?

Trả lời: 
- Đối với thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm Quý khách nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh chỉ định. Tức là các Chi cục ATTP, Sở Công thương, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, Ban quản lý An toàn Thực phẩm cấp tỉnh/thành phố. Việc phân quyền quản lý giữa các Chi cục, các Sở là do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quy định.
- Tại TP. Hồ Chí Minh, Ban quản lý An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh là cơ quan chung tiếp nhận tất cả hồ sơ tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm.

3. Dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa của ATVCONSULT có nhận làm ở tỉnh không?

Trả lời: Có. ATVCONSULT hiện đang hỗ trợ dịch vụ làm giấy công bố sản phẩm nhiều nhất cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ khá nhiều khách hàng ở các tỉnh thành lân cận: Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Vũng Tàu...

4. Công ty có dịch vụ xin giấy phép con nào khác ngoài công bố sản phẩm không?

Trả lời: Có. ATVCONSULT đang hỗ trợ nhiều loại giấy phép con khác như: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa, giấy phép kinh doanh bán lẻ, giấy phép lập cơ sở bán lẻ...
Ngoài ra, chúng tôi hướng tới mục tiêu xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho doanh nghiệp, từ khâu thành lập đến hỗ trợ trong quá hành hoạt động. Vì thế, ATVCONSULT còn có khả năng hỗ trợ Quý khách nhiều dịch vụ pháp lý khác, cụ thể như: Thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép đầu tư, đăng ký nhãn hiệu, các loại giấy phép con, tư vấn thiết kế hệ thống kế toán khoa học, tư vấn mua bán, sáp nhập hoặc giải thể công ty,…

5. Tài liệu Khách hàng cần cung cấp, đưa cho ATVCONSULT bằng cách nào?

Trả lời: Bộ phận giao nhận của dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm ATVCONSULT sẽ lấy tài liệu, mẫu sản phẩm trực tiếp tại địa chỉ quý khách yêu cầu

Mọi chi tiết liên hệ: Tel/Zalo 0906.362.707 | 0908.326.779

ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT

Bình luận

Liên kết

Tem chống hàng giả của Bộ Công An do Trung tâm KTTLNV sản xuất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Dịch vụ đăng ký mã vạch (MSVV) cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục SHTT
Xin giấy phép CFS cho thực phẩm xuất khẩu
Xin giấy phép y tế cho sản phẩm xuất khẩu HC
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế