Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu theo Nghị định 105/2017 tại BCT

08/09/2022    275    4.99/5 trong 122 lượt 
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu theo Nghị định 105/2017 tại BCT
Muốn nhập khẩu rượu về Việt Nam phân phối, kinh doanh thì doanh nghiệp phải làm thủ tục xin giấy phép phân phối rượu tại Bộ Công thương. ATVC cung cấp dịch vụ tư vấn và xin giấy phép nhanh từ 15 - 25 ngày
Kinh doanh rượu là hoạt động kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần xin cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Khi doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân phân phối rượu và bán rượu cho các thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải xin giấy phép phân phối rượu.
ATVC xin giới thiệu bài viết “Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu theo Nghị định 105/2017 tại BCT” để quý khách hàng hiểu rõ hơn thủ tục pháp lý này cũng như biết được cơ quan cấp các loại giấy phép rượu cần có trước khi kinh doanh chính xác nhất.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU RƯỢU:

- Nghị định 105/2017/NĐ-CP Về kinh doanh rượu;
- Nghị định 17/2020 NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương;

II. GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU RƯỢU VỀ VIỆT NAM:

Là giấy chứng nhận hoạt động nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác để bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép, bán cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu, hoặc trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép

III. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ KHI TIẾN HÀNH XIN GIẤY PHÉP PP RƯỢU:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (Mẫu số 01 Nghị định 17/2020 NĐ- CP);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
3. Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:
a) Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu; kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
4. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
b) Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước; cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu
giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN & THẨM QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP:

1. Thời gian thực hiện giấy phép phân phối rượu:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phân phối rượu là Bộ Công Thương;
- Thời gian thực hiện giấy phép phân phối rượu từ 25 – 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thời gian hiệu lực của giấy phép phân phối rượu là 05 năm (tính từ ngày cấp);

2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu:

- Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
- Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
- Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
- Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

V. QUY TRÌNH TƯ VẤN GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI NHẬP KHẨU RƯỢU CỦA ATVC:

- Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu;
- Giải đáp thắc mắc, tư vấn về các quy định của pháp luật trong hoạt động xin giấy phép kinh doanh rượu;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và những giấy phép con để chuẩn cho việc xin giấy phép kinh doanh rượu;
- Đại diện khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan (nếu có);
- Soạn thảo hồ sơ và gửi hồ sơ đến cho doanh nghiệp ký tên, đóng dấu;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu đến cơ quan chức năng;
- Theo dõi hồ sơ, trả lời của cơ quan chức năng và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Thay mặt khách hàng nhận giấy phép kinh doanh rượu và giao tận nơi cho khách hàng;
- Hoàn thành dịch vụ và hỗ trợ tư vấn (nếu có).

* Ưu điểm từ dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu rượu của ATVC:

- ATVC là đơn vị chuyên nghiệp giải quyết tất cả những nguyện vọng về xin giấy phép kinh doanh; đặc biệt là các giấy phép trong lĩnh vực kinh doanh rượu. Đối tượng khách hàng phù hợp là mọi khách hàng với mong muốn sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh:
- Khách hàng không nắm rõ các thủ tục pháp lý liên quan đến giấy phép kinh doanh;
- Khách hàng không có thời gian, muốn tìm luật sư đại diện thực hiện thủ tục;
- Khách hàng có sự cư trú phức tạp, đã chuyển đến nhiều địa phương;
- Khách hàng bị mất hồ sơ, giấy tờ, ….

V. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU:

1. Giấy phép bán lẻ rượu là gì?

- Bán lẻ rượu là hoạt động mua rượu từ thương nhân bán buôn sản phẩm rượu để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Giấy phép bán lẻ rượu là việc cơ quan nhà nhà nước ghi nhận, chứng nhận cho tổ chức, cá nhận được quyền thực hiện bán lể rượu. Nếu không có giấy phép này  thì không được thực hiện hoạt động bán lẻ rượu.

2. Thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ rượu?

- Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.

3. Thời gian xin giấy phép bán lẻ rượu?

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

4. Hiện nay tôi đang muốn kinh doanh bán lẻ rượu. Xin hỏi là tôi có cần đăng ký giấy phép không?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện bán lẻ rượu như sau:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu
Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì việc bán lẻ rượu mặc dù tại điều kiện không đề cập đến việc kinh doanh rượu phải có giấy phép tuy nhiên rượu là hàng hóa đặc biệt do đó bạn vẫn cần thực hiện việc đăng ký giấy phép kinh doanh đối với rượu.

5. Các giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục xin giấy phép bán lẻ rượu là gì?

Trường hợp 1: Chỉ làm dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu (giấy phép con) tại Anpha, bạn cung cấp:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh;
- Hợp đồng thuê mượn địa điểm bán lẻ;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng địa điểm kinh doanh;
- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc (đối tác là thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu).
Trường hợp 2: Làm chuỗi dịch vụ trọn gói bao gồm dịch vụ thành lập và dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu, cung cấp thêm:
- Thông tin dự kiến để thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như: tên, địa chỉ đặt trụ sở chính, vốn điều lệ...
- CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên tham gia góp vốn.

6. Mức phạt tiền đối với hành vi bán rượu, bia tại nơi không được bán?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:
- Bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;
- Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi kinh doanh rượu bia trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia từ 01 đến 03 tháng.
Như vậy trong trường hợp cá nhân bán rượu bia tại nói không được bán sẽ bị phạt từ 05 đến 10 triệu đồng; mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt cá nhân theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

7. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh rượu?

Đối với điều kiện về sản xuất rượu công nghiệp
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quymô dự kiến sản xuất.
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
- Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định

8. Không có giấy phép phân phối có được nhập khẩu rượu không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP; Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

9. Các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh rượu?

- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định;
- Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu;
- Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh phân phối rượu;
- Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
- Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động;
- Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.

Mọi chi tiết liên hệ: Tel/Zalo 0906.362.707 | 0908.326.779

ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT

Bình luận

Liên kết

Tem chống hàng giả của Bộ Công An do Trung tâm KTTLNV sản xuất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Dịch vụ đăng ký mã vạch (MSVV) cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục SHTT
Xin giấy phép CFS cho thực phẩm xuất khẩu
Xin giấy phép y tế cho sản phẩm xuất khẩu HC
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế