Hướng dẫn hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022

16/08/2022    1.230    5/5 trong 305 lượt 
Hướng dẫn hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022
Hiện nay Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Hỏi: Tôi đang kinh doanh một nhà hàng ăn uống. Tôi nghe nói khi kinh doanh nhà hàng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Mà tôi không biết trình tự thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn như thế nào? ATVC có thể tư vấn cho tôi được không? Mong nhận được tư vấn.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc vi phạm quy định về việc quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam? ATVC mời bạn tham khảo bài viết "Hướng dẫn hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm" dưới đây của chúng tôi.

I. GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:

- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, đồng thời giúp nhà nước quản lý dễ dàng, các biện pháp can thiệp được xử lý kịp thời, tạo sự an tâm cho khách hàng.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nên việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một bước quan trọng để doanh nghiệp được phép kinh doanh

II. ĐỐI TƯỢNG CẦN LÀM AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.
Hướng dẫn hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

III. GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM DO AI CẤP:

1. Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở:

- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

2. Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị sau:

- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn, quán cà phê.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nước uống đóng chai, nước đóng chai, nước đá.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể.

3. Sở Nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sau:

- Giấy tờ đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh rau, củ, quả, nông sản các loại
- Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản xuất cà phê bột và cà phê hòa tan.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh chè, trà, linh chi, nhân sâm, yến sào, đông trùng hạ thảo...
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất đậu nành, đậu phộng, mè…

4. Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sau:

- Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát
- An toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa, bún, , miến, phở..
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)

IV. HỒ SƠ & QUY TRÌNH GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hướng dẫn nêu trên
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: 
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất. , kinh doanh thực phẩm.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đáp ứng đủ điều kiện.

3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Việt Nam

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật an toàn thực phẩm 2010.
* Lưu ý: Giấy chứng nhận được cấp trước khi Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận.
quy trinh xin giấy phép an toàn thực phẩm

V. CƠ SỞ PHÁP LÝ & XỬ LÝ VI PHẠM GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:

1. Căn cứ pháp lý

- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
- Thông tư 43/2018/TT-BCT

2. Nhà hàng không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý như thế nào?

* Xử phạt hành chính
Khi phát hiện một đơn vị hay cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm trên thị trường nhưng lại không hề có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ sở này chắc chắn sẽ bị phạt tiền. Mức phạt tiền sẽ tùy thuộc vào hình thức sản xuất hay kinh doanh thực phẩm như thế nào. Đối với nhà hàng, quán ăn sẽ có mức xử phạt khác với các đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng mà không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
* Buộc ngừng sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Các đơn vị, cơ sở không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh là đã vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu mức độ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp này ở mức nghiêm trọng thì các cơ quan chức năng có quyền xử phạt là buộc ngừng sản xuất, cấm kinh doanh thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ra thị trường.
* Biện pháp khắc phục hậu quả
Người vi phạm có thể bị:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
* Giải quyết vấn đề
Như vậy, khi kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung, kinh doanh nhà hàng nói riêng, bạn phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

VI. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:

Hỏi: Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Trả lời:
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP): Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm chính là sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về y tế đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chủ cơ sở chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Hỏi: Ai phải làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm?

Trả lời:
- Nhà hàng, cửa hàng ăn uống;
- Bếp ăn tập thể;
- Trung tâm tiệc cưới
- Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước đá dùng liền
- Chế biến suất ăn sẵn
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông sản như rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản,….
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, sản xuất các thực phẩm như bánh, mứt, kẹo, đồ uống giải khát, bia, rượu, bún, phở,….
tu vấn giấy phép attp

Hỏi: Nếu không có giấy phép ATVSTP thì sao?

Trả lời:
Theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
* Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật.
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật.

Mọi chi tiết liên hệ: Tel/Zalo 0906.362.707 | 0908.326.779

ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT

Bình luận

Liên kết

Tem chống hàng giả của Bộ Công An do Trung tâm KTTLNV sản xuất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Dịch vụ đăng ký mã vạch (MSVV) cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục SHTT
Xin giấy phép CFS cho thực phẩm xuất khẩu
Xin giấy phép y tế cho sản phẩm xuất khẩu HC
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế